PHÂN BIỆT PHÍ DỊCH VỤ CHUNG CƯ VÀ PHÍ BẢO TRÌ NHÀ CHUNG CƯ

1. Phí bảo trì nhà chung cư:

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về phí bảo trì nhà chung cư bởi vì đây là loại phí chúng ta phải nộp đầu tiên ngay sau khi đặt bút ký hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Có thể rất nhiều người không để ý bởi vì có thể nó được tích hợp trong giá mua căn hộ, có thể nó sẽ tách ra nhưng nó là một phần của hợp đồng mua bán căn hộ theo luật định.

Giá trị của phí này thường là 2% giá bán căn hộ và tỷ lệ này chưa thay đổi kể từ khi áp dụng. Đối với các tòa nhà, cụm tòa nhà quy mô lớn, tổng số tiền thu phí bảo trì có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Mục đích chi của quỹ bảo trì đã được nêu rõ tại điều 34 của thông tư 02/2016/TT-BXD, tóm tắt lại như sau:

- Bảo trì các hệ thống thuộc sở hữu chung của tòa nhà, bao gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệt hống thông gió, hệ thống điện, hệ thống nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy… và các thiết bị khác dùng cho nhà chung cư.

- Xử lý ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của tòa nhà.

- Các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của tòa nhà có trong thỏa thuận của hợp đồng mua bán, cho thuê theo pháp luật.

- Chi tiết khác xem tại thông tư nói trên

Như vậy, về mặt bản chất thì phí bảo trì để bảo trì, sửa chữa, nâng cấp những hàng mục lớn thuộc sở hữu chung của tòa nhà. Quỹ bảo trì khi chưa thành lập ban quản trị thì chủ đầu tư là người nắm giữ và quản lý. Sau khi ban quản trị được thành lập theo pháp luật thì chủ đầu tư bàn giao lại cho ban quản trị chung cư kèm theo sổ sách, chứng từ đối chứng đầy đủ. Thông qua quy định tại quy chế hoạt động của ban quản trị cũng như Hội nghị nhà chung cư thì quỹ bảo trì sẽ được quản lý và hoạt động theo pháp luật và theo quy chế của từng tòa nhà.

2. Phí dịch vụ tòa nhà.

Phí dịch vụ tòa nhà về mặt bản chất là để dành duy trì các hoạt động thường xuyên của tòa nhà, trong đó quan trọng nhất là dành để chi phí cho quản lý vận hành tòa nhà. Cư dân chung cư, người sở hữu, người thuê căn hộ, diện tích khác bên trong tòa nhà là người phải đóng góp phí dịch vụ. Vậy, ban quản trị là tổ chức đại diện cho cư dân của tòa nhà có được quản lý phí dịch vụ tòa nhà hay không?

Trên thực tế, ban quản trị hoặc chủ đầu tư sẽ thường ủy quyền cho ban quản lý tòa nhà thu và chi trong hạn mức, khoản mục cho phép liên quan đến phí dịch vụ tòa nhà. Bởi trên hết, họ không có đủ nguồn lực cũng như thời gian để thực hiện công việc thu và chi quỹ dịch vụ này. Hơn nữa, tích hợp trong công tác quản lý, bộ phận hành chính và tài chính của ban quản lý có thể dễ dàng và thực hiện việc này một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và chính xác. Nguồn thu từ phí dịch vụ tòa nhà sẽ dùng để:

- Chi trả dịch vụ quản lý vận hành nhà tòa nhà

- Chi trả điện, nước công cộng

- Chi trả tiền sữa chữa, bảo dưỡng nhỏ (sửa chữa lớn dùng quỹ bảo trì).

- Chi trả tập huấn phòng cháy chữa cháy định kỳ

- Chi một số các quỹ khác theo quy định.

Thông qua những phân tích ở trên, quỹ bảo trì và phí dịch vụ cùng là do cư dân đóng góp nhưng dưới các hình thức, mục đích và danh mục chi khác nhau. Do vậy, phân cấp quản lý cũng khác nhau. Quan bài viết này, mong rằng quý khách hàng không có sự nhầm lẫn giữa hai loại phí khi ở chung cư và thuê diện tích trong tòa nhà.

Trích bài viết tại housecarevn.com.vn

Đối tác của IMCS: