6 NGUYÊN TẮC BẮT BUỘC KHI TẬP YOGA

Khi tập Yoga, người tập thường có tâm lý chủ quan, không chú trọng vào các nguyên tắc bài bản. Điều này khiến cho người tập dễ bị chấn thương, không những vậy, chu trình tập luyện cũng bị gián đoạn, không đạt hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo các quy tắc dưới đây để khắc phục, phòng tránh được những chấn thương đó và giúp cho việc tập luyện đạt được kết quả tốt hơn.

 

Thời gian tập luyện

Bạn nên đảm bảo thời gian tập tối thiểu là trong khoảng 15 phút, chưa kể thời gian khởi động và thư giãn sau bài tập. Nếu như bạn tập ít hơn quãng thời gian này hay lược bỏ các công đoạn khởi động, thư giãn thì việc tập luyện sẽ không có tác dụng. Ngược lại, việc tập luyện với cường độ cao cũng làm cho các cơ nhức mỏi, khó phục hồi. 

Bạn nên lựa chọn tập yoga vào buổi sáng khi cơ thể hoàn toàn tỉnh táo, sảng khoái và không gian tĩnh lặng, trong lành hoặc bạn cũng có thể tập yoga vào buổi chiều tối thư giãn cơ thể sau một ngày mệt mỏi. Nếu tập vào buổi sáng, nên tập thở trước khi tập động tác (asana). Nếu tập yoga vào buổi tối, nên tập động tác trước và tập thở sau từ 15 đến 30 phút sau đó. Nếu tập tối muộn cần được chỉ dẫn, không nên chào mặt trời nhiều vòng khi tập sau 8h tối.

 

👉👉 Đ𝗮̆𝗻𝗴 𝗸𝘆́ 𝘁𝘂̛ 𝘃𝗮̂́𝗻, 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗵𝘂̛̉ 𝗺𝗶𝗲̂̃𝗻 𝗽𝗵𝗶́ 𝘁𝗮̣𝗶: https://bit.ly/2Xwak5j

 

Không nên ăn quá no hoặc quá đói khi tập Yoga

Theo các chuyên gia thì người tập không nên ăn trước khi tập 2 tiếng đồng hồ. Tốt nhất vẫn là tập khi bụng chưa có gì, vì thế buổi sáng khi mới ngủ dậy được đánh giá là thời điểm tập Yoga thích hợp nhất.

Khi người bệnh tập Yoga

Người bị bệnh vẫn có thể tập Yoga, nhưng cần hết sức cẩn thận theo sự tư vấn của huấn luyện viên và bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, đồng thời khả năng tư duy, tập trung cũng là khác nhau do đó, các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người.

Khởi động kỹ và đúng cách

Rất nhiều người coi thường việc khởi động trước khi tập mà không hề biết rằng, giai đoạn này rất quan trọng, nhất là với tập Yoga. Trước khi tập, bạn hãy khởi động khoảng 15 phút với các động tác xoay các khớp căng cơ…


Quá trình này là rất cần thiết để giúp các cơ giãn ra, dần thích nghi với cường độ tập luyện tăng cao sau đó, giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập. Nếu không khởi động, cơ gân chưa giãn, còn cứng, cơ thể chưa được làm nóng lên thì khi tập chấn thương cơ, gân, xương là điều rất dễ xảy đến.


Các bước khởi động khi bắt đầu cũng quan trọng như việc thư giãn khi kết thúc buổi tập, nó giúp bạn co giãn, tăng cơ và để tác dụng của các bài tập được phát huy tốt nhất. 

 

 

👉👉 Đ𝗮̆𝗻𝗴 𝗸𝘆́ 𝘁𝘂̛ 𝘃𝗮̂́𝗻, 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗵𝘂̛̉ 𝗺𝗶𝗲̂̃𝗻 𝗽𝗵𝗶́ 𝘁𝗮̣𝗶: https://bit.ly/2Xwak5j

 

Tập luyện chăm chỉ, không chạy theo phong trào

Quá trình tập luyện yoga bao gồm 5 bước: ngồi tư thế thiền tập thở, khởi động, tập các asana, xoa bóp 1 số bộ phận trong cơ thể và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác. Vì vậy để có thể luyện tập yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì và thậm chí cố gắng trong cả đời người để có thể đi đến cùng. Không nên cố gắng thể hiện bản thân, đốt cháy giai đoạn. Nhiều người mới bắt đầu vào tập yoga nhưng đã mong muốn tập dẻo như những người luyện tập lâu năm, điều này khiến họ cố gắng thể hiện mình và dễ dàng dẫn đến chấn thương.

Thảm tập Yoga

Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống bởi như vậy có thể bị cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết xuất ra khi tập asana có thể bị phá huỷ. Hơn thế, thảm tập cũng cần phải được thường xuyên làm vệ sinh để tránh những chất bẩn, mồ hôi bám dính làm trơn trượt bề mặt thảm, dễ xảy ra sự cố trong quá trình tập.

 


👉👉 Đ𝗮̆𝗻𝗴 𝗸𝘆́ 𝘁𝘂̛ 𝘃𝗮̂́𝗻, 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗵𝘂̛̉ 𝗺𝗶𝗲̂̃𝗻 𝗽𝗵𝗶́ 𝘁𝗮̣𝗶: https://bit.ly/2Xwak5j

Hình ảnh nổi bật

Đối tác của IMCS: